ベトナム旧正月「テトを食べる」
Tết Việt Nam – Ăn tết
今日はベトナムの旧正月(テト)の起源・意義・習慣とそのおせち料理について紹介します。
テトは旧暦の1月1日から7日までとされています。テトは土の神、太陽の神など神様にお礼を伝えるときであり、先祖の魂が戻ってくるときであると言われます。また、ベトナムでは「1日は父親の親戚の家を訪ね、2日は母親の親戚の家を訪ね、3日は恩師の家を訪ねる」ということわざがあるように、親族や恩師の家を訪れ、お礼を示すときであると考えられます。
Ngày Tết thường được tính từ ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 7. Ngày Tết được cho là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh, trời đất, cũng như dịp hương hồn tổ tiên sẽ trở về vui vầy cùng con cháu. Người Việt cũng có câu “Mùng 1 Tết Cha – Mùng 2 Tết Mẹ – Mùng 3 Tết Thầy”, thể hiện ý nghĩa tết là dịp để nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi nấng và tỏ lòng biết ơn với gia đình và thầy cô.
また、年末にベトナム人の家庭では大掃除します。そうして今年の良くない出来事や不運を外に吐き出し、家の中を整理して新年を迎えます。その後、皆は忘年会の食事を一緒に食べ、今年の良くないことや喧嘩事などをすっきりさせて新年を明るい気持ちで迎えようとします。また、繁栄・幸福を象徴するのに、北部では桃の花(Hoa dao)、南部では梅の花(Hoa mai)、そして金柑の木(Cay quat)を使って家の中を飾ります。
Vào ngày cuối năm, các gia đình Việt có phong tục dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ để sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới. Sau đó mọi người sẽ cùng quây quần để ăn bữa cơm cuối cùng của năm – bữa cơm tất niên để tiễn biệt và bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, cũng như xóa bỏ giận hờn để đón năm mới. Ở miền Bắc sẽ trang hoàng nhà cửa ngày Tết với hoa đào và miền Nam là hoa mai, cũng như cây quất để tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.
旧正月を過ごすことはベトナム語ではĂn tếtといい、「テトを食べる」という意味です。「食べる」という言葉から、テトの食事を一緒に召し上がることはベトナム人にとって大切であることが分かります。北部のテトの「おせち料理」は、大地を表し感謝の気持ちを示すバンチュン(bánh chưng)や幸福を表す茹で鶏肉(gà luộc)や祝福を示すベトナム風ハム(giò lụa)や人生で苦楽を分かち合う揚げ春巻き(nem rán)や幸運の色を持つソーイ・ガック(xôi gấc)などが定番です。地域によってテトの料理に違いがあります。例えば、中部と南部ではバンチュンではなく、バインテト(bánh tét)を食べることや、中部ではネムチュア(nem chua)、切り干し大根や人参などの漬物(dưa món)、ベトナム風牛肉のハム(chả bò)を食べる一方、南部では豚肉のココナッツジュース煮(thịt kho nước dừa)、もやしのピクルス(dưa giá)、ベトナムサラミ(lạp xưởng)等を食べます。
Việc trải qua những ngày năm mới được nói bằng từ giản dị là “Ăn tết”. Có thể thấy việc ăn mâm cỗ Tết có vai trò quan trọng với người Việt Nam. Các món ăn đặc trưng của ngày tết miền Bắc có bánh chưng - tượng trưng cho mặt đất, thể hiện lòng biết ơn; món gà luộc thể hiện ấm no, hạnh phúc; món giò lụa có ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà; nem rán là sự chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống và xôi gấc có màu đỏ là màu của may mắn. Tùy từng vùng mà món ăn ngày tết lại khác nhau, như ở miền Trung và miền Nam không ăn bánh chưng mà lại ăn bánh tét, miền Trung có nem chua, dưa món, chả bò vào ngày tết còn miền Nam lại có thịt kho nước dừa, dưa giá, lạp xưởng và nhiều món ăn hấp dẫn khác.
ご飯のほかに、元旦の日からテトのドライフルーツ(mứt tết)がお客さんへのもてなしやお茶請けに出されます。伝統のテトのドライフルーツの置物は丸いお皿が使われ、生姜やココナッツ、冬瓜、ピーナッツ、きんかん、蓮の実等といった8種類が含まれています。置物の丸い形は十分な意味を示し、そしてドライフルーツの各種類がそろっていることで、人生の酸っぱい、辛い、甘いなどの出来事を表します。
Cùng với đó, vào ngày tết khi đến chơi các nhà sẽ được mời ăn mứt tết. Một khay mứt Tết truyền thống luôn có hình tròn, chia làm 8 ô với đầy đủ các loại mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt lạc, mứt quất, mứt sen tương ứng với vị chua, cay, ngọt, bùi như chính hương vị cuộc sống cũng như thể hiện ý nghĩa tròn đầy, sum họp.
現在各家庭の好みによって自分の地域のおせち料理だけではなく、他の地域のおせち料理も取り入れています。テトの時の食事は皆を団結する重要なときであり、一年間の出来事について振り返り、そして新年の予定などについて共有する機会です。ベトナムから離れても、ベトナム人の家庭にとって、テトのおせち料理はとても大切な意味を持ちます。
Ngày nay tùy theo sở thích của gia đình mâm cỗ Tết mỗi miền lại có thêm nhiều món ăn của miền khác. Bữa cơm ngày tết là dịp quan trọng để gắn kết mọi người, cùng ôn chuyện năm cũ và bàn chuyện năm mới. Dù ở đâu thì ngày Tết cũng như mâm cơm ngày Tết vẫn luôn mang ý nghĩa linh thiêng trong mỗi gia đình Việt.